Vượt qua những rào cản
Với sự lan tỏa hơn bao giờ hết của dự án
Girls in STEM, chúng tôi đang nóng lòng được nghe tin các Đại sức STEM và sự
tham gia của các em nữ sinh ở trên khắp các trường trên cả nước. Cùng với đây,
chúng tôi cũng muốn nhìn lại một chút về những rào cản hiện nay đối với môn học
và nghề nghiệp STEM của các em nữ sinh tại Việt Nam. Và nếu không phải chính
các em học sinh, thì ai đây sẽ có thể quyết định cho tương lai của các em?
Trong chuyến thăm tới một nhóm học sinh tại trường cấp hai ở Hà Nội, chúng tôi đã hỏi các em suy
nghĩ về những rào cản về STEM với nữ giới ở Việt Nam hiện nay. Và đây là câu
trả lời:
Người
ta cho rằng STEM không dành cho con gái
1/
Một bạn nữ muốn làm dự án robot ở trường, nhưng các bạn nữ khác khăng khăng với
bạn ấy rằng robot không dành cho con gái.
2/
Rất nhiều học sinh cho rằng con gái nên học Mỹ thuật còn con trai nên học Khoa
học và các môn STEM khác
3/
Rất nhiều học sinh nhận ra “sự chấp thuận ngầm trong xã hội”, đó là đàn ông
thường sẽ là trụ cột nuôi sống gia đình, còn người vợ thì nên ở nhà và chăm sóc
con cái.
4/
Rất nhiều nữ sinh đã nhận ra rằng phụ nữ Việt Nam thường hy sinh sự nghiệp của
mình để chăm sóc gia đình. Mặc dù giáo viên và rất nhiều sinh viên từng tham
gia Trại tập huấn đã từng tin rằng đó là điều người phụ nữ nên làm, một nhóm
học sinh mà chúng tôi có dịp trò chuyện đã tỏ ra không đồng tình với sự hy sinh
như vậy
5/
Những học sinh trong nhóm này đã nhận ra rằng xã hội Việt Nam thường không ưa
phụ nữ có thu nhập cao hơn chồng. Trong khi đó, lại là điều chấp nhận được khi
phụ nữ theo chồng là ra nước ngoài làm việc. Nhưng, phụ nữ lại không thể nhận
một công việc ở xa tương tự, nếu chồng không đi làm cùng.
6/ Các học sinh đã chia sẻ rằng nữ giới ở nông
thôn thường được mong đời sẽ kết hôn với những người đàn ông lớn tuổi hơn.
Rõ
ràng vẫn còn đó những rào cản vượt ra khỏi tầm mà một giáo viên có thể tác
động. Nhưng định kiến rằng: “STEM không dành cho con gái” có thể và rất cần các
giáo viên đấu tranh. Cả học sinh nam và nữ nên được trao cơ hội bình đẳng như
nhau để trải nghiệm và khám phá các môn học STEM trong quá trình phát triển.
Phóng xạ trong thí nghiệm đất - RISE UK
Tác giả: Niloufar Wijetunge
Với vai trò là một chuyên gia, một giáo viên về Vật lý trong 20 năm
qua, tôi đã dành trọn nỗ lực để biến kiến thức vật lý trở thành những trải
nghiệm học tích cực cho tất cả học sinh. Bài viết ngắn này sẽ chia sẻ với các
bạn một chiến lược hiệu quả để thu hút nhiều nữ sinh hơn tham gia vào các dự án
vật lý.
Những em nữ sinh này
hơn 11 tuổi (khoảng 15-16) đang theo học một trường công lập lớn ở London. Là
giáo viên môn Vật lý của các em, tôi hiểu rằng các em đã không tham gia các
hoạt động nhiệt tình như các bạn nam, ví dụ như trong tìm luận chứng và thực
nghiệm. Các em thường để các bạn nam dẫn dắt và chỉ trả lời câu hỏi khi bị chỉ
định. Vì vậy, tôi đã phát triển một câu lạc bộ ngoại khóa và gửi thư mời các em
tham gia. Hầu hết các em nữ sinh đã đồng ý tham gia. Trong tiết học đầu tiên, tôi hỏi 12 nữ sinh rằng,
liệu các em có muốn học lên chương trình Dự bị đại học A-Level về Vật lý, thay
vì chỉ dừng lại ở bậc phổ thông GCSE (Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học) hay
không. Tất cả các em đã trả lời là “Không”. Và khi tôi hỏi lý do thì câu trả
lời thường là “Môn Lý rất khó.” và “Nó không liên quan đến những gì em muốn làm
sau này.”. Trong một khảo sát ở quy mô lớn với 10,000 học sinh cấp hai ở Anh,
kết quả đã trả về tương rằng các nữ sinh thường ít hứng thú với Vật lý hơn các bạn nam, và thực tế đã giảm đi
rất nhiều qua quá trình học tại trường (UPMAP, 2018). Để thay đổi điều này,
tôi cảm thấy các nữ sinh nên được tham gia vào một dự án thách thức hơn, để các
em suy nghĩ lại về nhận định của mình. Vào thời gian đó, tôi đã mang một chiếc
máy dò phóng xạ công nghệ cao (MX100 có thể sử dụng phần mềm để dò tách biệt
sóng alpha, beta và gamma) để các em học cách sử dụng và dùng nó tìm các luận chứng. Sau vài tiết học, các
em đã quyết định sử dụng máy dò này để đo độ bức xạ các mẫu thử đất khác nhau
trải khắp nước Anh. Các em đặt tên dự án là Sự bức xạ trên các mẫu thử đất
(Radiation In Soil Experiment hay RISE UK). Đầu tiên, các em đã viết và gửi thư
cho tất cả 1,400 học sinh và giáo viên trong trường, và hỏi xin các mẫu đất ở
khắp các vùng miền khác nhau trên khắp Vương quốc Anh. Sắp có một kỳ nghỉ lễ
đang tới gần, đây hẳn là một cơ hội rất tốt cho việc này. Sau khi nhận được và
phân tích các mẫu đất từ bạn học, các em quyết định sẽ thu thập thêm những mẫu
đất khách từ những người khác ngoài trường học. Vì thế, các em viết một mẩu tin trên tờ báo địa
phương và nhờ giáo viên chia sẻ nó cho mọi người. Sau khoảng 10 tiết
học, các em nữ sinh này đã thu thập được một kho dữ liệu khổng lồ, sau đó phân
tích và đánh giá chúng. Từ kết quả của các em, người ta đã xây dựng một bản đồ
địa lý Vương quốc Anh minh họa mức độ phóng xạ của đất. Cuối năm đó, các em đã
chuẩn bị và thuyết trình dự án và những điều đã tìm ra với hội đồng khoa học
gồm các học sinh và giáo viên nhiều trường khác nhau. Tiếp sau dự án này, tôi
một lần. nữa hỏi các nữ sinh này: Liệu là các em có cân nhắc học lên bậc Dự
bị đại học A-Level về Vật lý không? Phản hổi của các em đã tích cực hơn rất
nhiều với 4/12 em trả lời là “Có”. Hiện tại, một nữ sinh trong số đó cũng đang
học Cử nhân về Vật lý ở bậc Đại học.
Tóm lại, những học sinh cho rằng Vật lý là môn học khó và không liên
quan đến các em thường là đã không có những trải nghiệm học tập tích cực. Trong
những trường hợp này, giải quyết vấn đề hay tham gia nghiên cứu có thể tạo nên
điều thay đổi. Những cơ hội như vậy có thể hữu ích và vun đắp những sự tham gia
tích cực hơn của các em trong môn Vật lý. Như các nữ sinh trong ví dụ trên,
việc có cơ hội được ứng dụng những lý thuyết vào thực hành và tham gia vào
những nghiên cứu thú vị đã thúc đẩy các em đạt được tiềm năng của mình. Bạn có
thể xem một video, trong đó các em nữ sinh đã giới thiệu về dự án và những trải
nghiệm của mình tại
đây.
Sử dụng những bức ảnh thiên nhiên để dạy các môn STEM
Alberto Ghizzi Panizza là một nhiếp ảnh gia cận cảnh nổi tiếng nhất nước Ý và có
thể nói là trên khắp thế giới – người mà các bức ảnh của ông ở trên khắp các
trang website và tạp chí trên toàn cầu, như National Geographic, cũng
như từng đạt được vô số các giải thưởng nhiếp ảnh. Dẫn chứng về sự sáng tạo
tuyệt vời, sự nhẫn nại và các kỹ năng của ông có thể thấy rất rõ ràng dưới đây.
Đây là một trong những bộ ảnh cận cảnh đã làm nên dấu ấn của ông về những giọt
sáng khúc xạ được phản chiếu từ các vật thể phía sau chúng. Liệu ông có thể bắt
được các khoảnh khắc này chỉ trong một lần không?
Cùng với việc là một chuyên gia về chụp ảnh
cận cảnh, Alberto cũng là một nhà nhiếp ảnh về thiên nhiên, đủ tốt đến mức cho
phép ta sử dụng hai bức ảnh ông chụp cùng một chú chim bắt cá trên một dòng
sông.
Vậy thì, từ những bức ảnh dưới đây chúng ta có
thể hỏi học sinh vẽ một giản đồ lực thể hiện các lực đang tác động vào chú
chim, giả sử nó đã đạt tới giới hạn vận tốc.
Chúng
ta cho rằng chỉ có hai lực duy nhất tác động vào chú chim, đó là trọng lực –
sức nặng của chim, rõ ràng rằng lực này hướng xuống dưới (hướng về tâm của Trái
Đất) và lực cản của không khí, cùng chiều với hướng bay của chim nhưng theo
hướng ngược lại. Câu hỏi này khá liên quan đến chương trình GCSE (chương trình
trung học cơ sở) tại Anh. Như ta thấy dưới đây. Bởi vì, nó cho phép học sinh
phân tích các lực thành các thành tố để tìm ra một lực cuối cùng. Bạn có nghĩ
rằng học sinh của mình có thể vẽ được giản đồ lực này không?
Bởi, chú chim này đang rơi tự do. Do đó, khi
nó đạt đến giới hạn trục thẳng đứng, ta sẽ giải các lực như thế nào để tìm ra
tổng lực khi chú chim lặn dưới nước?
Bằng cách đưa lực cản không khi của chú chim
vào trục dọc, ta có thể thấy lực này cân bằng với trọng lực của chim. Đây là
một yếu tố quan trọng giúp chú chim hướng nhất quán về gốc tọa độ. Nhưng hướng
chuyển động không chỉ theo chiều dọc và chú chim giữ vận
tốc ngang ban đầu (đúng trong trường hợp này), vì vậy thành phần nằm ngang của
sức cản không khí sẽ làm giảm tốc độ chuyển động ngang của chim.
Do đó, tổng lực tác động lên chú chim là lực
nằm ngang của lực cản không khí. Lực này sẽ giúp chú chim chuyển động với vận
tốc theo chiều dọc không đổi, hướng xuống dưới và giảm vận tốc ngang sang phải,
như trong lược đồ giản lực bên dưới.
Một kịch bản có lẽ dễ dàng hơn là giai đoạn
tiếp theo khi con chim mở cánh trước khi nó chạm mặt nước, có thể vì nó nhận
thấy mối nguy hiểm. Giản đồ lực sẽ trông như thế nào lúc này?
Sẽ nhiều học sinh hơn có thể vẽ được chính xác
các lực tác động lên chú chim. Các hình sẽ tương tự như biểu đồ dưới đây.
Đưa ra các câu hỏi trong ngữ cảnh trung tính như ví dụ trên có thể
khuyến khích nhiều nữ sinh hơn tham gia vào môn học STEM và thấy được mối tương
quan giữa chúng với thế giới tự nhiên.
Nguồn: Hội Đồng Anh.
0 comments: