CO2 & SỰ AXIT HÓA ĐẠI DƯƠNG
Theo EPA (cơ quan năng lượng Hoa
Kỳ), CO2 trong khí quyển tăng 40% từ
giai đoạn tiền công nghiệp đến đầu thế kỷ 21, gấp 10 lần so với những gì đã xảy ra trên trái
đất trong hàng
triệu năm.
https://www.epa.gov/ocean-acidification/understanding-science-ocean-and-coastal-acidification.
Theo UN,
http://www.un.org/sustainabledevelopment/oceans/
Các
đại dương hấp
thụ khoảng 30% lượng khí carbon dioxide do con người
tạo ra, làm giảm tác động của sự nóng lên toàn cầu.
Do đó, ban đầu,
nhiều nhà khoa học
tập trung vào
những lợi ích của đại dương trong việc loại
bỏ khí nhà kính CO2 từ khí quyển. Tuy nhiên, sau nhiều thập
kỷ quan sát
đại dương, các nhà khoa học phát
hiện ra CO2 hấp thụ bởi đại dương đang thay đổi
tính chất của nước biển: ĐẠI DƯƠNG ĐANG DẦN BỊ AXIT
HÓA.
(Theo
https://www.pmel.noaa.gov/co2/story/Ocean+Acidification
NOAA: Cơ quan Quản
trị Khí quyển và Đại dương Quốc
gia (NOAA), một cơ quan khoa học
nằm dưới quyền của Bộ Thương mại
Hoa Kỳ.)
Điều
này xảy ra khi CO2 trong khí
quyển bị hòa tan trong nước
biển?
Ta có thể làm thí nghiệm đơn
giản để trả lời cho câu hỏi này
Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi cho viên đá khô CO2 vào cốc
TT, màu hồng của phenolphtalein biến mất, giá
trị pH của dung
dịch giảm dần.
Nguyên
nhân
gây
nên
hiện
tượng
này?
CO2 trong khí quyển hòa tan một phần vào nước tạo axit cacbonic H2CO3. H2CO3 là axit 2 nấc, phân li
chủ yếu theo nấc thứ nhất tạo thành H+ và HCO3-. Lượng CO2 trong khí quyển tăng, lượng CO2 hòa tan vào nước biển tăng, lượng H+ sinh ra trong nước biển tăng dẫn đến độ pH của đại dương giảm, đồng thời nồng độ CO32- có trong nước biển giảm theo cân bằng số 4.
Biểu đồ dưới đây về mối tương quan giữa nồng độ CO2 trong khí quyển, áp suất CO2 hòa tan trong nước biển và giá trị pH trung bình của đại dương.
Số liệu được thu thập tại
Hawaii và được trình bày bởi Cơ quan quản trị Khí quyển và đại dương (NOAA), thuộc bộ thương mại Hoa Kỳ.
Sự axit hóa đại dương đã diễn ra với tốc độ như thế nào?
Trước Cách mạng Công
nghiệp, pH đại
dương trung bình khoảng 8,2.
Ngày nay,
pH đại
dương trung bình là khoảng 8,1.
Điều này có vẻ như
không có nhiều khác biệt,
nhưng mối quan
hệ giữa độ pH và độ axit là hàm lg: Cứ mỗi đơn vị
pH bị giảm thì nồng độ axit H+ tăng gấp mười lần. Điều này có nghĩa là tính axit của đại
dương ngày nay
cao hơn khoảng 25%
so với thời kỳ tiền công
nghiệp.
Dự đoán đến năm
2100, pH trung bình của đại dương sẽ có giá trị là 7,8,
nghĩa là tăng 150%
sau hơn 200 năm so với năm
1885.
Theo TS Triona McGrath, tiến sĩ Hóa học ngành hải
dương học, trong bài nói chuyện của TED vào tháng 2/2016 (với hơn 1
triệu lượt xem): “Tốc độ axit hóa này cao hơn 10 lần so với
mọi quá trình axit hóa tự nhiên ở các đại dương
trong 55 triệu năm qua”.
Ảnh hưởng của sự axit
hóa đại dương
Các nhà khoa học vẫn đang tiến
hành nghiên cứu và đánh giá tác hại của sự axit
hóa đại dương.
Các
nhà khoa học
đã chứng kiến những ảnh hưởng tiêu cực
của việc axit hóa đại dương lên pteropods và đang nghiên cứu
những sinh vật
này để hiểu rõ hơn vấn đề.
Hãy
bắt đầu tìm hiểu với loài nhuyễn thể được biết đến dưới cái tên “bướm
biển” pteropod.
Pteropod, bướm
biển, là những con ốc biển, thuộc loại sinh vật phù du
(plankton) rất nhỏ đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái đại dương.
Mặc dù nhỏ bé, những sinh
vật này rất quan
trọng bởi vì chúng tạo nên một phần quan
trọng của mạng lưới thức ăn đại
dương, chúng được ăn bởi các sinh
vật khác
nhau, có kích thước từ rất nhỏ đến cá voi và là nguồn thức ăn chính cho cá hồi ở Bắc Thái Bình
Dương.
Các
bức ảnh dưới đây cho thấy
những gì xảy ra với vỏ pteropod khi đặt trong nước
biển với pH và mức cacbonat dự kiến cho năm 2100.
Hình
ảnh: David Liittschwager / National Geographic Stock. Được sử dụng với sự cho phép. Tất cả các quyền được bảo lưu. Hình
ảnh Địa lý Quốc gia.
https://www.pmel.noaa.gov/co2/story/What+is+Ocean+Acidification%3F
Mở rộng ra, với các loài sinh
vật biển có vỏ
Sinh vật biển sử dụng ion cacbonat trong nước
biển để hình thành lớp vỏ và bộ xương. Khi nước
biển trở nên axit hóa hơn, ion
cacbonat ít có sẵn cho động vật để hình thành lớp vỏ và bộ xương. Trong điều
kiện axit hóa nghiêm trọng,
vỏ sò và bộ xương có
thể bị hòa tan.
Nguồn: Biên soạn: Dương Thị Thanh Tâm
Trường THPT Lê Quý Đôn-TP HCM.
0 comments: