Ở nhiệt độ dưới -78 °C, cacbon điôxít ngưng tụ
lại thành các tinh thể
màu trắng gọi là băng khô.
Cacbon điôxít thu được từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm
cả khí thoát ra từ các núi lửa, sản phẩm cháy của các hợp chất hữu cơ và hoạt động hô hấp của các sinh vật
sống hiếu khí. Nó cũng được một số vi sinh vật
sản xuất từ sự lên men và
sự hô hấp của tế bào. Các loài thực vật ,hấp thụ điôxít cacbon trong quá
trình quang hợp,
và sử dụng cả cacbon và ôxy để tạo ra các cacbohyđrat Ngoài ra, thực vật cũng giải phóng ôxy trở lại khí quyển, ôxy này sẽ được các sinh vật
dị dưỡng sử dụng trong quá
trình hô hấp, tạo thành một chu trình. Nó có mặt trong khí
quyển Trái Đất với nồng độ thấp và tác động như một khí gây hiệu ứng nhà kính Nó là thành phần chính trong chu trình
cacbon.
Sử dụng khí CO2
Khi một nguồn lửa được đưa vào ống thử có chứa cacbon điôxít thì ngọn lửa sẽ tắt ngay lập
tức do cacbon điôxít thông thường không duy trì
sự cháy, do đó nó được dùng trong các
bình cứu hỏa để dập tắt các đám cháy.
Tuy nhiên nếu
là sự cháy của các kim loại mang tính
khử cao như Mg,
Zn thì các bon bị khử, tạo ra ô xít
kim loại và muội than.
CO2 cũng được dùng trong công nghệ
hàn kim loại, công nghệ
hóa học tạo môi trường trơ cho một
số phản ứng.
Cacbon điôxít lỏng và rắn là chất làm lạnh quan trọng,
đặc biệt là trong công nghiệp thực phẩm,
trong đó chúng tham gia vào
quá trình lưu trữ và vận chuyển các loại kem và các thực phẩm đông lạnh.
Cacbon điôxít được sử dụng để sản xuất nước giải khát cacbonat hóa và nước sôđa. Theo truyền thống, quá trình cacbonat hóa trong bia và
vang nổ có được do lên men tự
nhiên, nhưng một số nhà sản xuất cacbonat hóa các đồ uống này một cách nhân tạo.
Đá khô là gì?
Khác với loại đá
thông thường được làm từ nước đóng
băng, đá khô được sản xuất bằng cách nén khí dioxit carbon
(CO2) thành dạng lỏng, loại bỏ nhiệt
trong quá trình nén, sau
đó cho
CO2 lỏng giãn nở
nhanh. Sự giãn nở này làm giảm nhiệt độ và làm một phần CO2 bị đóng băng
thành
"tuyết".
Sau đó, phần
"tuyết"
sẽ được nén thành các viên
hay khối lớn.
Đá khô thường được dùng để làm lạnh hay bảo quản rau quả
tươi, thủy hải sản.
Đá khô còn được dùng để bảo quản mô
sinh vật
trong y học, bảo quản thi hài. Tạo hiệu ứng khói trên
sân khấu.
Thực
vật cần có cacbon điôxít để thực hiện việc quang hợp,
và các nhà kính có thể được làm giàu bầu khí quyển của chúng bằng việc bổ sung CO2 nhằm kích thích sự tăng trưởng của thực vật.
Nồng
độ cao của cacbon điôxít trong khí
quyển tiêu diệt
có hiệu quả nhiều loại sâu hại. Các nhà kính được nâng nồng
độ CO2 tới 10.000 ppm
(1%) trong vài giờ để tiêu diệt
các loại sâu bệnh như rầy trắng (họ Aleyrodidae), nhện v.v.
Nồng
độ cao của cacbon điôxít trong khí
quyển tiêu diệt
có hiệu quả nhiều loại sâu hại. Các nhà kính được nâng nồng
độ CO2 tới 10.000 ppm
(1%) trong vài giờ để tiêu diệt
các loại sâu bệnh như rầy trắng (họ Aleyrodidae), nhện v.v.
Mặc
dù nồng độ thấp nhưng CO2 là
một thành phần cực kỳ quan trọng
trong khí quyển Trái Đất, do nó hấp thụ bức xạ hồng ngoại và làm tăng hiệu
ứng nhà kính.
Vì sao trái đất càng ngày càng nóng lên?
Nguyên nhân 1: do sự
phát thải khí metan- là một khí giữ nhiệt, vơi số
lượng lớn ở các vung Bắc
cực và Nam cực ẩm ướt.
Cùng
với đó là sự phun trào
của núi lửa. Trái đất nóng lên làm băng ở các
cực tan ra, nó
giải phóng lượng CO2 vĩnh cửu được tan ra, trong khi lượng
cây xanh trong trái
đất căng ít
nó không đủ
khả năng điều
hòa lượng khí CO2 phát sinh.
Tuy nhiên các
hoạt động tự nhiên chỉ
chiếm một lượng rất nhỏ trong số
lượng khí CO2 sinh ra do hoạt
động nhân tạo:
đó là do quá trình sản xuất, do nạn phá rứng, vv..làm tăng hàm
lượng CO2 và đây là nguyên nhân chính
làm cho trái đất nóng lên..
Hậu
quả: mực nước biển tăng lên, một
số loài đồng vật sẽ tuyệt trủng, làm môi trường cho các loại bệnh truyền nhiễm tăng lên, nó
cũng làm thay đổi
các mô hình khí hậu dẫn đến thiên tai lũ
lụt ngày căng nhiều,
dẫn đến ảnh hưởng nghiệm trọng đến đời sống và sản xuất của con người,….
Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp.
0 comments: