Khái niệm dạy hoc dự án STEM hướng nghiệp
Dạy học dự án hướng nghiệp được hiểu là một hình thức dạy học trong đó một số nội dung kiến thức khoa học được thiết kế dưới dạng dự án, yêu cầu người học giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành liên quan đến thực tiễn nghề nghiệp. Nhiệm vụ này được nhóm người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định ý tưởng đến, lập kế hoạch, đến thực hiện dự án, giam sát, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.
Dạy học dự án hương nghiệp có nhiều cơ hội để thực hiện quan điểm dạy học định hướng vào nguòi học, quan điểm dạy học định hướng vào nguòi học và quan điểm dạy học tích hợp. Dạy học dự án góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của nguòi học.
Đặc trưng của dạy học dự án
Dạy học dự án hỗ trợ phát triển cả kỹ năng tư duy
siêu nhận thức lẫn tư duy nhận thức như hợp tác, tự giam sát, phân tích dữ liệu, và đánh giá thông tin. Trong suốt quá trình thực hiện dự án, các câu hỏi định hướng sẽ kích thích người học tư duy và liên hệ với các khai niệm mang ý nghĩa thực tiễn cao.
Tầm quan trọng của dạy học dự án với học sinh
1. Thiết lập mối liên hệ giữa nội dung học tập với cuộc sống ngoài học đường, hướng tới các vấn đề thực tiến nghề nghiệp. Nhiều nội dung học (thường là kiến thức cổ điển) có rất ít mối liên hệ với cuộc sống hàng ngày, sách giáo khoa lại luôn thiếu tính cập nhật nên những ứng dụng trong sách nhanh chông bị lạc hậu. Điều đó làm cho ý nghĩa của việc học trở lên khó thuyết phục, khiến người học không cảm thấy hứng thú. Vì vậy, làm cho nội dung học trở nên có ý nghĩa thực tiễn là một trong những cách làm cho nguòi học hứng thú với việc học.
2. Phát triển kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn: Cách giải quyết vấn đề thực tiễn không rập khuôn với cách giải quyết vấn đề khoa học mà học sinh được học. Tập giải quyết các vấn đề thực tiễn và rèn luyện tiến khoa học và các kỹ năng tiến trình khoa học trong việc áp dụng hiểu biết vào thực tiễn.
3. Tạo cơ hội cho học sinh tìm hiểu chinh minh và tự khẳng định minh: Dạy học truyền thống với quá trình dạy học hàn lâm, lý thuyết chỉ phù hợp với một số ít người học có tiềm năng phát triển tư duy logic, còn với số đông có phong cách học khác kiểu dạy học này gây ra áp lực kéo dài, làm cho họ mất dần sự tự tin vào bản thân, không phát hiện được khả năng của chinh minh mà chỉ thấy minh ngày càng không thích ứng. Dạy học dự án là dạy học đa phong cách giúp người học có cơ hội phát triển và phát huy điểm mạnh của minh.
4. Phát triển kỹ năng sống: Giao tiếp, hợp tác, quản lý, điều hành, ra quyết định…là những kỹ năng sống quan trọng quyết định sự thành công trong mọi linh vực của con người trong thế kỷ 21 mà kiểu dạy học truyền thống với những đặc điểm của minh có vai trò hạn chế. Rèn luyện kỹ năng sống là mục tiêu của nhiều mô hình dạy học tích cực hiện nay.
5. Phát triển kỹ năng tư duy bậc cao ( phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá, sáng tạo): Để giải quyết một vấn đề thực tiễn, người học phải phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá, lựa chọn thông tin, giải pháp, tạo ra tổng thể kiến thức mới ngay trong quá trình xử lý thông tin (kiến thức) tìm được.
6. Tạo điều kiện cho nhiều phong cách , khả năng học tập khác nhau, tạo môi trường cho sự hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau của người học vì sự phát triển toàn diện, nhiệm vụ học tập tới tất cả học sinh: Mỗi người học đều phải đóng góp vào quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập, đó là trách nhiệm, đồng thời cũng là mong muốn được khẳng định minh của mỗi cá nhân.
Tiến
trình dạy học dự án chủ đề STEM hướng nghiệp cho học sinh phổ thông
Giai
đoạn
1: Chuẩn
bị
chủ
đề
STEM
Xuất
phát từ nhu cầu thực tiễn nghề nghiệp, nội dung kiến
thức khoa học
phổ thông và
nhu cầu hướng nghiệp của học sinh. Giáo
viên triển khai thành
các chủ đề STEM phì
hợp, hấp dẫn.
Để đưa người học vào tiến trình tìm tòi nghiên cứu, giáo viên xây dựng
bộ câu hỏi định hướng để hình thành cho học sinh ý tưởng
của chủ đề STEM.
*Vấn đề hướng nghiệp
Vấn
đề thực tiễn hương nghiệp là những vấn đề liên quan đến
các linh vực
nghề nghiệp hoặc vấn đề thời sự của nghề nghiệp mà học sinh đặt
câu hỏi: Tại sao vấn đề này lại xảy ra như vậy?
Bằng cách nào ta sẽ giải quyết vấn đề một cách tốt nhất?
*Đề xuất ý tưởng chủ đề STEM hướng nghiệp
Từ
thực tiễn cuộc sống xung quanh, sau khi tìm
hiểu thực trạng, tiến hành điều tra, thảo
luận nhóm và tham khảo
từ nhiều nguồn, học sinh sẽ
đưa ra nhiều ý tưởng chủ đề STEM hướng
nghiệp hấp dẫn khác nhau. Điều
tất yếu là học sinh phải
biết đưa ra những
luận cứ xác đáng để bảo vệ ý tưởng đó. Nghĩa là, trước tiên học
sinh xác định mục tiêu chung cho chủ
đề.
*
Nghiên cứu tổng quan
chủ đề STEM
hướng nghiệp
Học
sinh thực hiện nghiên cứu
tổng quan các
kiến thức liên quan đến
ý tưởng chủ đề STEM hướng
nghiệp, các giải pháp đã phân tích,
phân tích các ưu điểm,
nhược điểm của chúng và từ đó đề xuất giải pháp cho minh. Trên cơ sở
đó,
học sinh mới
có cơ sở để phân tích
tính khả thi của chủ đề về mặt kiến thức.
*Phân tích, đánh giá tính khả thi của ý tưởng chủ đề STEM hướng nghiệp
Sau
khi đã hoàn thành ý tưởng chủ đề,
học sinh và
giáo viên tiến
hành thảo luận,
phân tích, đánh giá tính khả thi của ý tưởng. Tính khả thi của ý tưởng của chủ đề được xét trên 3 phương diện: thời gian, nguồn
lực ( con người,
kiến thức, phương tiện
vật chất) và tài chinh. Nêu ý tưởng
chủ đề khả thi thì tiến hành biến ý tưởng thành hành động, nếu không khả
thi thì phải quay về
xem xét lại ý tưởng nhằm giảm thiểu tinh trạng
lãng phí thực hiện chủ đề nhưng không thành
công.
*Duyệt chủ đề và tiến hành ký hợp đồng
Với
chủ đề STEM hướng
nghiệp có tính khả thi, giáo
viên ký duyệt chủ đề. Hợp đồng được ký giữa giáo viên và
đại diện nhóm học sinh, không có
giá trị pháp lý bên goài nhà trường. Hợp đồng thể hiện trách nhiệm và quyền lợi của học sinh là
chinh, đông cũng thời thể hiện nghĩa vụ của giáo viên với
nhóm học sinh thực
hiện chủ đề.
Giai
đoạn
2: Thực
hiện
chủ
đề
STEM
* Hoạch định chủ đề
Hoạch
định là tiến trình trong đó
nhóm học sinh xác
định và lựa chọn mục tiêu chuyên biệt
của chủ đề cụ thể, vạch ra những hành động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu đề
ra. Nhóm học sinh cùng
với giáo viên tiến
hành thảo luận để đưa ra tiêu chí
đánh giá rõ ràng, phù hợp vơi mục tiêu chủ
đề. Hoăchj định chủ đề có vai trò:
-ĐỊnh hướng hành động của nhóm, lanh đạo
và kiểm tra.
-Giúp đề ra mục tiêu, biện
pháp, nguồn lực, cách thức thực hiện chủ đề.
-Đảm bảo cho nhóm hoạt động một cách hiệu quả,
đồng bộ.
Lợi
ích của hoạch định chủ đề:
-Tăng
sự phối hợp chặt chẽ giữu các thành viên, định
rõ trách nhiệm của từng học sinh và
nỗ lực theo cùng
một hướng.
-Kích thích sự tham gia, thành
công của cả nhóm đòi hỏi sự tham gia của
tất cả các thành viên.
-Tạo được một nền tảng chuyên môn nghề
nghiệp và kiến thức sâu rộng cho mỗi thành viên.
-Hệ thống kiểm tra đánh giá hiệu quả hơn (có
nền tảng, tiêu chuẩn
rõ ràng để đánh giá, mỗi thành viên biết
rõ minh phải
làm gì)
* Lập tiến độ chủ đề
Tiến
độ thực hiện là mức độ tiến triển của chủ đề trong một
khoảng thời gian nhất
định. Việc lập tiến độ chủ đề giúp học sinh và
giáo viên theo dõi
việc thực hiện chủ đề được tiến hành như thế nào, gặp những khó khăn gì…Từ
đó giúp nhóm học sinh tổ
chức, kiểm soát và kết thúc chủ đề một cách hiểu quả.
*
Tổ chức thực hiện chủ đề
Trên cơ sở
các hoạch định và tiến độ thực hiện,
các thành viên thực
hiện nhiệm vụ được phân công. Dưới
sự chủ trì của nhóm trưởng, nhóm phải họp định kỳ để thảo luận,
đánh giá từng giai đoạn
của thực hiện trong tiến
độ. Biên bản
các cuộc họp của nhóm làm căn cứ đánh giá mức ddộ hoàn thành nhiệm vụ từ các thành viên, để
hoàn thành chủ đề STEM.
*Giám sát chủ đề
Thư ký của nhóm chinh là
giám sát viên trực
tiếp và xuyên suốt
trong quá trình thực hiện chủ đề. Bên cạnh
đó luôn có
sự giam sát
của giáo viên nhăm kịp
thời hướng dẫn,
điều chỉnh hướng đi phù hợp,
sáng tạo của học sinh.
Giai
đoạn
3: Kết
thúc
chủ
đề
STEM
-Báo cáo sản phẩm chủ đề của các nhóm.
-Đánh giá sản phẩm theo các
tiêu chí đã thống nhất từ trước giữa giáo viên và
học sinh.
-Kết luận chủ đề đã hoàn thành và mức độ hoành tráng như thế nào.
-Mở rộng và xem xét chủ đề giúp học sinh nhận
thức về việc đã thực hiện ( siêu nhận
thức) như: tiến
trình thực hiện chủ đề gồm các giai đoạn
nào, có cần thiết phải điều chỉnh hay sửa đổi gì không, những
điều đã thực hiện được khi thực hiện chủ đề, có thể phát triển theo hương khác
được hay không, chủ
đề có đống góp hữu ích gì cho xã hội…
Sơ
đồ tiến trình dạy học dự án theo chủ
đề STEM hướng
nghiệp cho học sinh phổ
thông được thể hiện như sau:
Dạy học dự án chủ đề STEM hướng
nghiệp cho học sinh phổ
thông được tổ chức theo hương ngoại
khoa vận dụng kiến thức khoa học, kinh nghiệm mà học sinh đã
tích lũy từ trước để thực hiện chủ đề nhằm phát triển năng lực
hướng nghiệp của học sinh. Trong quá
trình thực hiện chủ đề,
học sinh sẽ
tích lũy được thêm nhiều
kiến thức,
kỹ năng mới
liên quan đến nghề nghiệp mà trong chương trình
chính khóa không thể đáp ứng đủ thời gian.
Nguồn: NXB Đại học Sư Phạm Tp Hồ Chí Minh.
0 comments: