Giáo dục STEM
Có 3 cách hiểu chính về
giáo dục STEM như sau:
1/ Quan tâm đến các môn
Khoa học,
Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học
Đây cũng là quan niệm giáo dục STEM
của Bộ giáo dục Mỹ, giáo dục STEM
là một
chương trình nhằm cung
cấp hỗ trợ,
tăng cường, giáo dục Khoa
học,
Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học ở tiểu học và
trung học cho đến bậc sau đại học..
Đây là nghĩa rộng khi nối về giáo dục STEM
2/ Tích hợp của bốn lĩnh vực Khoa
học,
Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học
Kiến thức hàn lâm được kết hợp chặt chẽ với các bài học thực tế thông qua việc học sinh
được áp dụng các kiến thức Khoa
học,
Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học vào những bối cảnh cụ thể nhằm tạo nên một kết nối giữa nhà trường, cộng đồng và các
doanh nghiệp (
Đây có thể coi là dạy học phát triển năng
lực theo
chủ đề
STEM)
3/ Tích hợp từ 2 lĩnhvực về Khoa
học,
Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học trở lên
Giáo dục STEM là
phương pháp tiếp cận, khám phá
trong giảng dạy và học tập giưã hai
hay nhiều hơn các môn học
STEM, hoặc giữa một chủ đề STEM
và một hoặc nhiều môn học khác
trong nhà trường.
Mục tiêu của
giáo dục stem
-Phát triển các năng lực
đặc thù của các môn học thuốc về STEM cho học
sinh
Đó lá những kiến thức liên quan đến
các môn Khoa học,
Kỹ thuật, Công nghệ
và Toán học. Trong đó
học sinh biết
liên kết kiến thức Khoa học,
Toán học để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Học sinh biết
sử dụng, quản lý và truy cập
Công nghệ. Học sinh biết
về quy trình thiết kế và chế tạo ra sản phẩm.
-Phát triển các năng lực
cốt lõi cho học sinh
Giáo dục STEM nhằm
chuẩn bị cho học sinh những
cơ hội cũng như các thách thức trong nền
kinh tế cạnh tranh toàn
cầu của thế kỷ 21. Bên cạnh
những hiểu biết về các linh vực
Khoa học, Công nghệ,
Kỹ thuật và Toán học, học sinh sẽ
được phát triển tư duy phê phân, khả
năng hợp tác để thành công.
-Định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Giáo dục STEm sẽ tạo cho học sinh có
những kiến thức, kỹ năng mang tính
nền tảng cho việc học tập ở các bậc cao hơn cũng
như cho nghề nghiệp tương lai của
học sinh. Từ
đó góp phần xây dựng lực lượng lao động có năng lực,
phẩm chất tốt đặc biệt là lao động trong linh vực
STEM nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng
và phát triển đất nước.
Tăng
cường trang bị
cho học sinh phổ
thông những kỹ năng về
STEM, tăng cường số lượng học sinh sẽ
theo đuổi và nghiên cứu
chuyên sâu về các linh vực
STEM.
Quá trình sáng tạo có thể được nuôi dưỡng
trong học sinh nhưng phải
cần thời gian và
học sinh cần
được nhúng trong môi trường và không gian đặc
thù để kích thích sự sáng tạo. Do vậy, tiếp cận giáo dục STEM phải
là tiếp cần liên ngành.
Để tạo ra sự kết hợp hài hóa giữa các linh vực
Khoa học, Công nghệ,
Kỹ thuật và Toán học nhằm mang đến
cho học sinh những
trải nghiệm thực tế có ý nghĩa.
PHÂN
LOẠI STEM
(1)Dựa
trên các lĩnh vực STEM tham gia giải
quyết vấn đề
-STEM
đầy đủ: là loại hình STEM yêu cầu
người học cần vận dụng kiến thức của cả bốn linh vực
STEM để giải quyết vấn đề.
-STEM
khuyết: là loại hình STEM mà
người học không cần
vận dụng hết kiến thức của cả bốn linh vực
STEM để giải quyết vấn đề.
(2)
Dựa trên phạm vi kiến thức để giải quyết vấn đề STEM
-STEM
cơ bản: là loại hình STEM được
xây dựng trên cơ sở
kiến thức thuộc phạm vi các môn Khoa học,
Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học trong chương trình
giáo dục phổ thông. Các
sản phẩm STEM này
thường đơn giản, chủ đề giáo dục STEM bám
sát nội dung Sách
giáo khoa và
thường được xây dựng trên cơ sở
các nội dung thực
hành, thí nghiệm trong chương trình
giáo dục phổ thông.
-STEM
mở rộng: là loại hình STEM có
những kiến thức nằm ngoài chuong trình và sách giáo khoa. Những
kiến thức đó người học phải tự tìm hiểu và nghiên cứu.
Sản phẩm STEM của
loại hình này có mức độ phức tạp cao hơn.
(3)
Dựa vào mục đích dạy học
-STEM
dạy kiến thức mới: là STEM được
xây dựng trên cơ sở
kết nối kiên thức
của nhiều môn học khác nhau mà
học sinh chưa được
học ( hoặc được học một phần). Học sinh sẽ
vừa giải quyết được vấn đề và vừa linh hội
được tri thức mới.
-STEM
vận dụng: là STEM được
xây dựng trên cơ sở
những kiến thức mà học sinh đã
được học. STEM dạng
này sẽ bồi dưỡng cho học sinh năng lực
vận dụng lý thuyết vào thực tế. Kiến thức lý thuyết được củng cố và khắc sâu.
Chủ đề giáo dục STEM
-Chủ đề STEM hướng
tới giải quyết vấn đề trong thực
tiễn
Vận dụng kiến thức STEM để
giải quyết vấn đề thực tiễn chinh là
mục tiêu của
dạy học theo quan điểm
STEM. Do vậy, bài học STEM không phải
là để giải quyết các vấn đề manh tính
chất trừu tượng và xa rời thực tế mà nó luôn hướng
tới giải quyết các vấn đề, các tinh huống
trong xã hội, kinh tế,
môi trường trong cộng
đồng địa phương của
họ cũng như trong toàn
cầu.
-Chủ đề STEM phải
hướng tới việc học sinh vận
dụng các kiến thức trong linh vực
STEM để giải quyết
-Tiêu
chí này nhằm đảm bảo đúng tinh thần
giáo dục STEM, qua đó
mới phát triển năng lực
các môn liên quan.
-Chủ đề STEM định
hướng thực hành
Định hướng hành động là một tiêu chí
của quan điểm
STEM nhằm hình thành và phát triển năng lực
lý thuyết và thực hành của học sinh. Điều
này sẽ giúp học sinh có
được các kiến thức từ kinh nghiệm thực hành chứ không phải
chỉ từ lý thuyết. Bằng cách xây dựng các bài giảng theo chủ
đề và dựa trên thực
hành, học sinh sẽ
được hiểu sâu về lý thuyết, nguyên lỹ
thông qua các hoạt động thực tế.
-Chủ đề STEM khuyến khích làm việc nhóm giữa các học sinh
Trên
thực tế có những chủ đề STEM vẫn
có thể triển khai cá
nhân. Tuy nhiên, làm việc nhóm là làm việc phù hợp trong việc
giải quyết các nhiệm vụ phức hợp gắn với thực tiễn. Làm việc nhóm là một kỹ năng quan trọng
của thế kỷ 21, bên cạnh
đó khi làm việc nhóm học sinh sẽ
được đặt vào môi trường thức đẩy các nhu cầu giao tiếp
chia sẻ ý tưởng và cùng nhau phát
triển giải pháp.
Quy
trình thiết kế chủ đề giáo dục STEM
Dựa trên mục
tiêu giáo dục STEM và
các tiêu chí
của một chủ đề STEM, Quy trình
thiết kế chủ đề giáo dục STEM được
thể hiện như sau:
Vấn đề thực tiễn:
được hiểu là các tinh huống
xảy ra có vấn đề đối với học sinh, có
tính chất kỹ thuật. Nó có thể là các ứng dụng trong cuộc
sống hàng ngày, con người
cần giải quyết môtj công việc
nào đó, thôi thúc
học sinh tìm
hiểu và thực hiện để đáp ứng nhu cầu. Nó cũng có thể là yêu cầu định hướng nghề nghiệp, đòi hỏi học sinh giải
quyết nhằm trải nghiệm một số nhiệm vụ của nghề nghiệp nào đó trong thực
tế.
Ý
tưởng chủ đề STEM: là
bài toán mở được hình thành có tính chất kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn mà học sinh gặp
phải.
Xác định kiến thức trong chủ
đề STEM: là
các kiến thức trong chủ
đề có liên quan đến
Vật lý, Hóa học, Sinh học,
Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học.
Xác định mục tiêu chủ
đề STEM: là
các kiến thức, kỹ năng, thái
độ học sinh sẽ
đạt được sau khi thực
hiện chủ đề.
Xây
dựng bộ câu hỏi định hướng chủ đề STEM: là
các câu hỏi được đặt ra cho học
sinh nhằm gợi ý để giúp học sinh đề
xuất các giải pháp, nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu của
chủ đề. Bộ câu hỏi này rất cần thiết đối với chủ đề STEM phát
triển năng lực
sáng tạo, trong thời
gian ngắn thì giáo viên cần
định hướng thường xuyên cho học
sinh qua câu hổi định hướng hoạt động học tập.
Nguồn: NXB Đại học sư phạm Tp Hồ Chí Minh.
0 comments: